Nền tảng chơi game đám mây | Phần mềm giả lập Redfinger Android

Chơi game đám mây là gì?

Hiện nay, công nghệ kỹ thuật số đã trở thành nguồn động lực chủ yếu trong việc thúc đẩy sự phát triển xã hội. Thế giới đã từ từ bước vào thời đại mới về kinh tế số, trình độ phát triển của ngành giải trí số được nâng cấp thành một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sức mạnh kinh tế và sức mạnh văn hóa của một quốc gia.

Chơi game đám mây là một cột mốc đánh dấu ngành game đã vươn đến tầm vóc chất lượng hóa và thông minh hóa. Là ứng dụng tiêu biểu trong ngành giải trí số, chơi game đám mây có độ phụ thuộc cao vào công nghệ thông tin như điện toán đám mây, internet, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo..., chúng là bệ đỡ quan trọng trong sự phát triển "số hóa" của ngành. Sự phát triển nhanh chóng của chơi game đám mây cũng đã thúc đẩy nâng cấp và hoàn thiện cơ sở hạ tầng kiểu mới của quốc gia, góp phần xây dựng hình thái tương lai cho Internet trong thế hệ tiếp theo.

Ý tưởng về chơi game đám mây là công chúng không cần PC game hoặc máy game với phần cứng đồ họa mạnh. Tất cả công việc phức tạp và nhọc nhằn đều được hoàn thành trên đám mây. Hiện giờ, chơi game đám mây chủ yếu có 2 loại: Game đám mây theo luồng video và game đám mây theo luồng tệp.

  • Tính khả thi về lý thuyết tiến triển thành tính khả thi về kỹ thuật (2000-2009): Từ sự đề xuất khái niệm chơi game đám mây ban đầu cho đến khi OnLive chính thức phát hành dịch vụ chơi game đám mây, trong giai đoạn này, ngành công nghiệp bị hạn chế phát triển bởi các yếu tố như cơ sở hạ tầng và điều kiện mạng Internet, vì thế vẫn còn trong trạng thái mới hình thành, tổng thể đang ở giai đoạn thăm dò.

  • Tính khả thi về kỹ thuật tiến triển thành sự thành thạo về kỹ thuật (2010-2018): Trong giai đoạn này, theo sự thay đổi và nâng cấp của công nghệ Internet toàn cầu và sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghệ thông tin thế hệ mới như điện toán đám mây, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo..., các "ông trùm" Trung Quốc và thế giới cùng các công ty khởi nghiệp đều đang không ngừng thử nghiệm đủ mọi giải pháp kỹ thuật và mô hình kinh doanh cho ngành chơi game đám mây. Năm 2012, Sony mua lại Gaikai và nhờ đó sở hữu được các kỹ thuật công nghệ liên quan đến chơi game đám mây. Họ bắt đầu nghiên cứu và phát triển sản phẩm chơi game đám mây trong nội bộ, đồng thời ra mắt dịch vụ chơi game đám mây PlayStation vào năm 2014. Năm 2018, Google ra mắt Project Stream, Microsoft phát hành Project xCloud. Cũng trong năm đó, Huawei Cloud ra mắt dịch vụ chơi game đám mây trong mảng điện toán đám mây.

  • Sự thành thạo về kỹ thuật tiến triển thành tính khả thi thương mại (2019-2020): Năm 2019 khởi đầu cho kỷ nguyên của chơi game đám mây, ngành chơi game đám mây bước vào giai đoạn phát triển nhanh chóng, các doanh nghiệp đồng loạt dàn trận trên "con đường đua" mang tên chơi game đám mây.

  • Tính khả thi thương mại tiến triển thành sự vượt bậc về thương mại (2021-2025): Bắt đầu từ năm 2021, ngành công nghiệp chơi game đám mây đã phát triển nhanh chóng, các phương diện về quy mô người dùng, quy mô thị trường đều có mức tăng trưởng lớn. Theo sự hoàn thiện dần dần của các sức mạnh chủ chốt như Internet 5G và thiết bị cuối kiểu mới, server GPU với mật độ cao, ảo hóa, chuyển mã âm thanh và video, nút điện toán biên..., trải nghiệm của người dùng chơi game đám mây được nâng cao từ từ, phí vận hành từ từ giảm xuống, nội dung chất lượng cao đã được thể hiện sơ bộ, lĩnh vực ứng dụng khả năng tính toán đa kênh cũng dần dần trở nên phong phú hơn.

Responsive image

Lợi thế của chơi game đám mây

Tại sao chọn chơi game đám mây? Có thật là tốt như thế không? Nguyên nhân như sau:

  1. Chi phí thấp hơn: Nếu sử dụng chơi game đám mây, bạn sẽ không cần nâng cấp PC hoặc máy chơi game chuyên dụng của mình. Bạn không cần mua những phần cứng chơi game đắt đỏ, chỉ cần sử dụng phần cứng sẵn có. Bạn cũng có thể mua hộp phát trực tuyến và bộ điều khiển với giá rẻ, cắm vào tivi và đường truyền Internet gia đình của bạn.

  2. Vận hành game trên thiết bị bất kỳ: Nhờ có chơi game đám mây, game tách biệt với nền tảng hơn, những tựa game vốn chỉ vận hành trên Windows, nay đã được phép chơi trên PC hoặc điện thoại có hệ điều hành Mac, Linux, Android, iOS và những hệ điều hành khác.

  3. Phát tức thì - Một số tựa game cần tải xuống 10GB, 20GB thậm chí nhiều dữ liệu hơn mới được phép chơi. Chơi game đám mây có thể giúp bạn bắt đầu chơi game ngay tức thì, bởi vì server đã cài đặt game, sẵn sàng cho việc chơi ngay.

  4. Quản lý bản quyền nội dung số (DRM): Nếu game được vận hành trên server từ xa chứ không phải vận hành trên máy vi tính của bạn, chúng sẽ không thể bị ăn cắp bản quyền, điều này khiến chơi game đám mây trở thành một hình thức DRM có sức hấp dẫn đối với các nhà phát hành.

Tại sao lựa chọn điện thoại đám mây Redfinger?

Điện thoại đám mây Redfinger sở hữu công nghệ cốt lõi ARM, thực hiện kết cấu cơ sở hạ tầng di động ảo và ảo hóa di động từ xa, đảm bảo nền tảng Redfinger có thể quản lý hoàn toàn hệ điều hành Android gốc khi nó được vận hành trên máy ảo. Có thể chuyển đổi tự do và nhanh chóng giữa điện thoại thật và Redfinger, trải nghiệm sử dụng mượt mà gần giống với điện thoại thật.

  • Điện thoại đám mây Redfinger có thể thực hiện quản lý thông minh hóa 24 giờ.

  • Điện thoại đám mây Redfinger cung cấp sự truy cập đa nền tảng trên hệ điều hành Android 100%, không bị hạn chế, có thể điều khiển từ xa mọi lúc mọi nơi.

  • Điện thoại đám mây Redfinger sử dụng server uy tín tuyệt đối, sử dụng chương trình ứng dụng quản lý từ xa nhằm tránh việc mất cắp dữ liệu vật lý hoặc sự rò rỉ dữ liệu từ các phần mềm xấu.

  • Điện thoại đám mây Redfinger hỗ trợ nhiều tài khoản vận hành cùng lúc. Cho phép bạn chơi cùng một tựa game trong lúc đăng nhập trên 2 tài khoản khác nhau, thậm chí sử dụng nhiều thiết bị cùng lúc.

Nếu bạn có hứng thú với chơi game đám mây hoặc điện thoại đám mây Redfinger, vui lòng truy cập vào trang web Redfinger chính thức để tìm hiểu nhiều thông tin hơn.